Bố trí không gian bếp khách sạn là một khía cạnh quan trọng trong việc tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả và tối ưu hóa quy trình vận hành. Trong bài viết này, hãy cùng FNB Solutions tìm hiểu những nguyên tắc thiết kế và bố trí từng khu vực trong bếp khách sạn, giúp bạn xây dựng một môi trường bếp chuyên nghiệp, an toàn và tối ưu.
Khu vực kho lưu trữ thực phẩm
Kho lưu trữ thực phẩm là khu vực đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của nhà bếp khách sạn, đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu, thực phẩm cho quá trình chế biến món ăn.
Để bố trí không gian bếp khách sạn được tối ưu, khu vực kho cần được thiết kế và sắp xếp khoa học. Dưới đây là các nguyên tắc quan trọng cần phải tuân thủ:
- Khu vực kho cần được bố trí rộng rãi, gọn gàng để tạo điều kiện lưu trữ và tìm kiếm thực phẩm một cách nhanh chóng. Việc sắp xếp các kệ, tủ bảo quản cần được thực hiện một cách logic, dễ dàng tiếp cận.
- Không gian kho cần được thiết kế thông thoáng. Nên thiết kế kho có hệ thống thông gió, điều hòa nhiệt độ phù hợp. Tránh tình trạng để kho bị ứ đọng, tích tụ hơi ẩm sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm.
- Các thiết bị bảo quản như tủ lạnh, tủ đông, kệ để thực phẩm,… cần được vệ sinh thường xuyên, kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. Điều này giúp kéo dài tuổi thọ của thiết bị, đảm bảo thực phẩm luôn được lưu trữ trong điều kiện tốt nhất.
- Nên phân loại và sắp xếp các nguyên liệu, thực phẩm một cách khoa học. Điều này sẽ giúp sẽ tối ưu hóa quá trình tìm kiếm, lấy hàng cũng như dễ dàng kiểm soát hạn sử dụng.
Nguyên tắc thiết kế khu vực sơ chế
Khu vực sơ chế đóng vai trò quan trọng trong quy trình chế biến thực phẩm, giúp đầu bếp chuẩn bị nguyên liệu một cách nhanh chóng và an toàn. Chính vì thế, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, việc bố trí không gian bếp khách sạn, đặc biệt là khu sơ chế cần đáp ứng được các nguyên tắc sau:
- Nên sử dụng các loại chậu rửa inox rộng, có chia ngăn. Điều này sẽ giúp thuận tiện cho việc vệ sinh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra nó cũng góp phần tăng tính thẩm mỹ cho không gian bếp.
- Lắp đặt chậu rửa ở độ cao vừa tầm để đầu bếp thao tác dễ dàng và thoải mái khi rửa nguyên liệu.
- Đặt các dụng cụ sơ chế như dao, thớt và thiết bị sơ chế ở độ cao phù hợp, trong tầm với của nhân viên sơ chế. Điều này giúp tiết kiệm thời gian lấy đồ và tạo sự thuận tiện trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu.
- Thùng rác nên được bố trí cố định ngay dưới khu vực sơ chế hoặc bên cạnh. Trong quá trình làm việc, nếu cần bỏ rác sẽ không bị cản trở hoặc mất vệ sinh.
- Nên thiết kế các giá để đồ với nhiều ngăn khác nhau, giúp phân chia và sắp xếp từng loại dụng cụ riêng biệt như xoong, nồi, rổ rá. Điều này giúp khu vực sơ chế luôn gọn gàng và dễ tìm kiếm đồ dùng khi cần.
Nguyên tắc thiết kế khu chế biến
Khu vực chế biến đóng vai trò quan trọng trong bếp khách sạn, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng món ăn và trải nghiệm của khách. Để bố trí không gian bếp khách sạn một cách tối ưu, khu vực này cần được thiết kế khoa học, đảm bảo tính an toàn và vệ sinh thực phẩm với các nguyên tắc sau:
- Khu vực chế biến cần được bố trí rộng rãi, thoáng mát để đảm bảo không gian làm việc thoải mái cho đội ngũ nhân viên bếp.
- Khu chế biến cần được chia thành các khu vực chức năng riêng biệt như: khu xào nấu, khu nướng, khu hấp,… Sự phân chia logic này sẽ giúp tối ưu quy trình sản xuất, nâng cao hiệu quả làm việc.
- Các thiết bị, dụng cụ chế biến nên lựa chọn chất liệu inox hoặc đá để an toàn cho việc xử lý thực phẩm. Khu vực này cũng cần được trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn như hệ thống báo cháy, thiết bị cứu hỏa,… để phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra.
- Hệ thống thông gió, hút mùi phải được tính toán kỹ lưỡng, đặt ở vị trí tối ưu để hạn chế mùi, khói lọt ra ngoài. Điều này không chỉ đảm bảo môi trường làm việc trong lành mà còn tránh ảnh hưởng đến trải nghiệm thưởng thức món ăn của khách hàng.
Xem thêm:
Nguyên tắc thiết kế khu chia soạn thức ăn
Việc thiết kế khu chia soạn một cách hợp lý góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện quy trình bố trí không gian bếp khách sạn và nâng cao chất lượng dịch vụ. Bởi đây là nơi cuối cùng chuẩn bị món ăn trước khi đưa đến thực khách. Chính vì thế nó cần được thiết kế sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh cao.
Một số nguyên tắc quan trọng khi thiết kế khu chia soạn thức ăn bao gồm:
- Khu chia soạn phải được thiết kế rộng rãi, thông thoáng để thuận tiện cho việc di chuyển và phục vụ thức ăn. Cửa ra đồ ăn cần đủ rộng và không bị vướng víu, tránh làm đổ vỡ hoặc làm hỏng món ăn khi chuyển từ khu chia soạn ra bàn ăn.
- Các thiết bị trong khu vực này, ví dụ như: quầy hâm nóng thức ăn, xe đẩy thức ăn, chậu rửa, giá inox và bàn inox phải được bố trí hợp lý, đảm bảo tính tiện dụng và vệ sinh. Ngoài ra, chúng cần có tính năng giữ nhiệt để bảo vệ chất lượng món ăn trong quá trình chuẩn bị và chuyển đi.
- Vệ sinh là yếu tố quan trọng, vì vậy khu vực chia soạn cần được thiết kế dễ dàng lau chùi và vệ sinh thường xuyên. Nên sử dụng các đồ dùng bằng inox để đảm bảo an toàn thực phẩm và giữ không gian luôn sạch sẽ.
Khu phục vụ đồ uống, bar
Khu vực phục vụ đồ uống, bar cũng là một phần quan trọng cần quan tâm khi bố trí không gian bếp khách sạn. Khi thiết kế khu vực này cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Khu vực bar cần được trang bị cơ bản như:
- Bàn lạnh: Giúp giữ nhiệt độ lạnh cho hoa quả và đồ uống, đảm bảo độ tươi ngon.
- Chậu rửa: Nên sử dụng loại bằng inox để đảm bảo vệ sinh.
- Quầy inox: Dùng để chứa cốc, ly, các dụng cụ và một số thiết bị pha chế.
- Thùng rác: Để thu gom rác thải, đảm bảo vệ sinh cho toàn bộ khu vực. Nên đặt thùng rác ở vị trí thuận tiện, tránh làm cản trở công việc của nhân viên pha chế
- Các thiết bị, dụng cụ cần được sắp xếp hợp lý và trong tầm với của nhân viên. Điều này giúp việc pha chế và phục vụ diễn ra một cách nhanh chóng, thuận tiện.
- Khu vực phục vụ đồ uống nên được thiết kế riêng biệt, tách khỏi khu chế biến món ăn. Điều này giúp tránh ảnh hưởng của mùi và khói từ khu chế biến vào khu vực phục vụ đồ uống và trải nghiệm của khách hàng.
Khu rửa bát và diệt khuẩn
Để đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, việc bố trí khu vực rửa bát và diệt khuẩn trong không gian bếp khách sạn cần tuân thủ các quy định chặt chẽ như:
- Khu vực rửa bát và diệt khuẩn cần được trang bị các thiết bị cơ bản như: máy rửa bát tự động, máy diệt khuẩn, bàn có vòi phun tráng và lỗ xả rác, giá thang inox nhiều tầng, xe đẩy,…
- Các thiết bị nên được bố trí sát tường và theo chiều dọc. Giá thang inox nên được đặt ở vị trí trên cao để dễ dàng treo dụng cụ, tránh làm vướng víu trong quá trình vệ sinh.
- Các bề mặt và thiết bị phải dễ dàng vệ sinh, bảo đảm không có dư lượng dầu mỡ hay thức ăn bám lại. Đặc biệt, khu vực này phải được lau chùi sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh và diệt khuẩn hiệu quả.
- Khu vực rửa bát cần được tách biệt với các khu chế biến thức ăn và khu vực phục vụ đồ uống. Điều này giúp tránh tình trạng ô nhiễm chéo, giữ cho các món ăn và đồ uống luôn an toàn và sạch sẽ.
Xem thêm
FNB Solutions – Đơn vị thi công bếp khách sạn chuyên nghiệp
FNB Solutions là đơn vị thi công bếp công nghiệp hàng đầu, chuyên cung cấp các giải pháp toàn diện cho hệ thống bếp khách sạn, nhà hàng, resort và các mô hình dịch vụ F&B tại Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Với chuyên môn sâu rộng trong lĩnh vực thiết kế, lắp đặt và sản xuất thiết bị bếp công nghiệp, thiết bị lạnh, thiết bị làm bánh, pha chế và giặt là, FNB Solutions cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng đạt chuẩn 5 sao, được thiết kế tối ưu theo nhu cầu riêng biệt của từng dự án.
Với đội ngũ nhân viên nhiệt huyết và không ngừng cải tiến, FNB Solutions sẵn sàng là lựa chọn hàng đầu cho các khách sạn và nhà hàng khi cần một hệ thống bếp chuyên nghiệp, hiện đại và phù hợp với xu hướng quốc tế. Để nhận được tư vấn chi tiết và thiết kế riêng theo yêu cầu, hãy liên hệ ngay với FNB Solutions qua hotline 0983 998 494 bạn nhé!
Lời kết
Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn các nguyên tắc trong bố trí không gian bếp khách sạn, giúp tạo nên môi trường làm việc chuyên nghiệp và đảm bảo vệ sinh. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị tư vấn, thiết kế và thi công lắp đặt hệ thống bếp công nghiệp chuẩn cho khách sạn, nhà hàng, hãy liên hệ FNB Solutions để được hỗ trợ và tư vấn nhé!